Chiến lược marketing được xây dựng hiệu quả mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều thành công trong hoạt động bán hàng và xây dựng thương hiệu của tổ chức. Trong bài viết hôm nay,VIRA sẽ chia sẻ đến bạn đọc Chiến lược marketing là gì? Cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả cho doanh nghiệp.

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược marketing là bản kế hoạch tổng thể quá trình triển khai các hoạt động marketing nhằm mục đích quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu từ đó kích thích khả năng mua hàng, nhận biết thương hiệu trên thị trường. Các hoạt động của chiến lược marketing bao gồm phân tích thị trường, khách hàng, khả năng cạnh tranh và cách tiếp cận khách hàng nhằm tạo ra kế hoạch tiếp thị tối ưu nhất.

Chiến lược Marketing cũng bao gồm các quyết định liên quan đến giá cả, sản phẩm, chính sách tiếp thị và vị thế thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Việc xây dựng được một chiến lược marketing tốt có thể giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng, mở rộng thị trường cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức.

Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là gì?

 

Các loại chiến lược Marketing cơ bản hiện nay

Để giúp bạn có thể hiểu hơn về chiến lược marketing thì Bizfly sẽ giới thiệu đến bạn các chiến dịch marketing cơ bản sau đây.

Chiến lược Marketing Mix

Chiến lược Marketing Mix được xem là cối lõi của một chiến lược Marketing. Nó kết hợp từ các yếu tố cơ bản của marketing bao gồm sản phẩm, giá cả, phân phối và quảng cáo từ đó tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này còn được gọi với một cái tên khác là chiến lược 4Ps trong marketing. Sau đây là các yếu tố cốt lõi của chiến lược Marketing mix:

  • Product (Sản phẩm): Chữ P đầu tiên trong Marketing Mix chính là Product – Sản phẩm. Doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu những đặc điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ để kích thích khả năng mua hàng của khách hàng mục tiêu.
  • Price (Giá cả): Tối ưu về giá sản phẩm, dịch vụ để đưa ra một mức giá phù hợp, thu hút khách hàng.
  • Place (Địa điểm): Tìm kiếm và triển khai các kênh phân phối phù hợp với sản phẩm, dịch vụ từ đó đảm bảo quy trình đưa sản phẩm đến tay khách hàng được tối ưu.
  • Promotion (Quảng cáo): Đưa ra các chính sách quảng cáo, xúc tiến bán hàng và tiếp thị để đạt kết quả chuyển đổi cao nhất.

Chiến lược Digital Marketing

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông thì Digital Marketing cũng là một trong những chiến lược Marketing được sử dụng phổ biến hiện nay. Ưu điểm của hình thức này đến từ việc có thể tận dụng những lợi thế từ mạng internet để có thể tối ưu hiệu quả trong các chiến lược truyền thông. Qua đó, có thu hút được nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng để tạo ra chuyển đổi mua hàng tự nhiên thông qua website, mạng xã hội…

Để xây dựng được một chiến lược Digital Marketing thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải có kiến thức, kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự triển khai và kế hoạch đầy đủ, toàn diện.

Chiến lược Marketing đại trà

Là loại hình hướng tới một phạm vi thị trường cực rộng và đề cao doanh số. Các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng chiến lược marketing đại trà sẽ đồng nghĩa với việc họ sẽ chấp nhận bỏ qua sự khác biệt trong phân khúc thị trường để thực hiện mục tiêu giúp sản phẩm và dịch vụ bao phủ toàn thị trường.

Những lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được khi sử dụng chiến lược này là khả năng bao phủ nhiều nhóm đối tượng khác nhau, ít rủi ro, chi phí sản xuất, nghiên cứu, quảng bá thấp, doanh số nhận được lớn,..

Các loại chiến lược Marketing cơ bản phổ biến hiện nay

Các loại chiến lược Marketing cơ bản phổ biến hiện nay

Chiến lược Marketing phân biệt

Chiến lược marketing phân biệt đề cao các quy trình nghiên cứu thị trường thay vì phân tích thị trường như chiến lược đại trà. Các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này sẽ phải tham gia vào từng giai đoạn của thị trường và áp dụng chương trình marketing riêng biệt tại đó.

Tức là cùng một lúc, doanh nghiệp có thể bán được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Chiến lược này giúp thoả mãn được nhu cầu của khách hàng, sản phẩm doanh nghiệp đa dạng và độ phủ sóng rộng nhưng lại tốn nhiều chi phí sản xuất và nghiên cứu thị trường.

Chiến lược Marketing khác biệt hóa

Dựa vào việc sử dụng các nguồn chi phí cao và ngân sách lớn để tập trung vào những yếu tố mang đến sự độc đáo, khác biệt của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường để thỏa mãn nhu cầu, vấn đề của khách hàng.

Chiến lược Marketing tập trung

Chiến lược marketing tập trung là một mô hình chiến lược mà tại đó, các doanh nghiệp sẽ dồn lực và tập trung chinh phục một mảng thị trường nhất định. Điều đó giúp doanh nghiệp có được một chỗ đứng vững chắc tại đó và tiếp tục thực hiện được hành trình tạo ưu thế độc quyền và sức ảnh hưởng riêng biệt.

Tuy nhiên, với chiến lược này, họ sẽ phải chấp nhận những rủi ro tiềm tàng chính là thời gian tồn tại của thị trường mà họ theo dõi hoặc sự suy giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm trong phân khúc thị trường đó.

Chiến lược Marketing cạnh tranh

Đây là một chiến lược marketing mà doanh nghiệp tập trung toàn bộ nguồn lực để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện bước nghiên cứu chuyên sâu về các đối thủ cũng như xu hướng phát triển của thị trường để từ đó đưa ra được chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất.

Tùy thuộc vào từng vị thế và thị phần của mình trên thị trường, nếu như vị thế đã vượt qua đối thủ thì doanh nghiệp chỉ cần chiến lược duy trì. Nếu như thị phần thấp hơn đối thủ, doanh nghiệp sẽ cần mở rộng thị trường theo cả chiều dọc và ngang để tăng lợi thế sản phẩm, dịch vụ.

Quy trình các bước xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả

Ngoài việc hiểu được chiến lược marketing, bạn chắc chắn không thể bỏ qua cách xây dựng nó để nhận được những lợi ích nói trên.

Bước 1: Đặt mục tiêu chiến lược

Đặt mục tiêu chiến lược là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng chiến lược marketing. Để làm được điều này, doanh nghiệp sẽ cần nghiên cứu và phân tích thông tin về khách hàng, đối thủ và xu hướng thị trường. Sau đây là một số yếu tố giúp xác định mục tiêu hiệu quả hơn:

  • Yếu tố thương hiệu: Bao gồm các mức độ phổ biến về thương hiệu, định vị trên thị trường.
  • Yếu tố tăng trưởng: Doanh số, số liệu tài chính, số lượng sản phẩm…
  • Yếu tố về sản phẩm: Ưu điểm, nhược điểm, giá cả…
  • Yếu tố về khách hàng: Trải nghiệm, sự hài lòng, khả năng mua hàng…

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Sau khi đã có mục tiêu xây dựng chiến lược marketing, bước tiếp theo chúng ta sẽ cùng tiến hành đi vào nghiên cứu thị trường để hiểu rõ như cầu, mong muốn của khách hàng, sự cạnh tranh, xu hướng thị trường và những yếu tố ảnh hưởng khác. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu như Pestle hay Ansoff… để đạt kết quả nghiên cứu tốt hơn.

Bước 3: Phân tích SWOT

Ở bước này, dựa vào công cụ SWOT doanh nghiệp tiến hành phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp để từ đó đưa ra chiến lược marketing phù hợp.

Bước 4: Xác định khách hàng mục tiêu

Hãy hình dung khách hàng mục tiêu mà chiến lược marketing nhắm đến là ai, bao gồm các đặc điểm, mong muốn cũng như nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể sử dụng ma trận DPM để xác định sâu hơn về các chi tiết của nhóm khách hàng mà mình hướng đến.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu là cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu là cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Đọc thêm: Nghiên cứu khách hàng là gì? Các phương pháp nghiên cứu khách hàng hiệu quả

Bước 5: Lựa chọn chiến lược marketing phù hợp

Đây là một trong những bước quan trọng giúp tạo ra một chiến lược tiếp thị toàn diện và tối ưu. Ở bước này, doanh nghiệp sẽ triển khai các hoạt động như sau:

  • Dựa theo những đặc điểm và nhu cầu của các đối tượng khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp chọn lựa các phương tiện truyền thông phù hợp như kênh truyền thống, quảng cáo, PR hay truyền thông số…để mục đích tiếp thị sản phẩm đến tay của khách hàng.
  • Đưa ra các quyết định về sản phẩm, dịch vụ bao gồm chất lượng, tính năng, thiết kế, giá cả và các chính sách phân phối, bảo hành.
  • Lập kế hoạch quảng cáo chí tiết bao gồm kế hoạch truền thông, quảng cáo trực tuyến, bán hàng trực tiếp…

Bước 6: Thực hiện triển khai công việc

Sau khi đã thiết lập kế hoạch hoàn thiện, bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm đó là bắt tay triển khai từng công việc cụ thể. Lúc này, mọi người cần có những mục tiêu nhỏ cho từng công việc để dễ triển khai và đánh giá. Đặc biệt cần có danh sách thứ tự ưu tiên của từng công việc để đảm bảo những việc quan trọng được đẩy lên hàng đầu.

Bước 7: Theo dõi và đánh giá

Sau khi công việc được triển khai, mọi người cần đánh giá mức độ đạt được của các mục tiêu marketing đề ra, đo lường phản hồi của khách hàng và hiệu quả của chiến lược marketing. Ngoài ra, doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp nhằm xử lý kịp thời những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện công việc.

6 ví dụ về chiến lược marketing nổi bật từ thương hiệu lớn

Đến đây có lẽ bạn đã hiểu rõ được khái niệm chiến lược marketing là gì rồi. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu về 6 ví dụ chiến lược marketing nổi bật từ các thương hiệu lớn.

Thương hiệu nhất quán

Nói đến thương hiệu nhất quán thì phải kể đến Coca cola cùng các chiến lược marketing nổi tiếng bậc nhất. Với logo màu trắng và đỏ giúp cảm nhận được sự tươi mới để từ đó tăng khả năng nhận diện thương hiệu cho khách hàng.

Chiến lược marketing của coca cola

Chiến lược marketing của coca cola

Đã trải qua hơn 130 năm nhưng coca cola vẫn giữ được bản sắc thương hiệu và sản phẩm của họ vẫn phù hợp cho đến thời điểm hiện tại. Mặc dù nhiều sự thay đổi về logo, slogan, chiến dịch quảng bá nhưng họ vẫn sở hữu được tỷ lệ thị trường rất lớn. Điều này giúp ta thấy được việc xây dựng một chiến lược marketing phổ biến, dễ nhận biết và nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp đi được trên một quãng đường dài.

Sử dụng Social Media

Sự hiện diện của truyền thông xã hội đã giúp Starbucks trở nên nổi bật một cách nhanh chóng. Bởi nó là nơi mà doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác, xây dựng mối quan hệ gần gũi, lâu dài đồng thời giúp thiết lập được bản sắc thương hiệu.Starbucks đã sử dụng chiến lược marketing social media một cách thành công bằng việc thiết lập các tài khoản mạng xã hội và khai thác những gì mà khách hàng mong muốn.

Xem thêm: Social Media là gì và các lợi ích khổng lồ của Social Media

Chiến lược Marketing “3 không”

Chiến lược marketing “3 không” bao gồm không giảm giá, không bán hàng trên mạng xã hội và không quan tâm đến đối thủ cạnh tranh đã mang lại sự khác biệt và thành công lớn cho thương hiệu thời trang nổi tiếng Chanel.

Đầu tiên, họ sẽ xây dựng sản phẩm có phong cách riêng biệt và sang trọng mà không theo bất kỳ một xu hướng nào. Họ cũng không quan tâm các đối thủ cạnh tranh như LV hay Gucci và không có thay đổi liên quan đến đối thủ. Đặc biệt là Chanel không sử dụng mạng xã hội để bán hàng mà chỉ để khẳng định đẳng cấp mà thôi.

Công thức AIDA

Cú lộn ngược dòng ấn tượng nhất năm 2017 phải kể đến chính là Biti’s. Với việc áp dụng chiến lược marketing truyền thông AIDA một cách bài bản và hấp dẫn, Biti’s đã tạo ra được một bước tiến vang dội và thực sự bùng nổ trong thị trường giày Việt. Công thức AIDA bao gồm các bước là Awareness (Tạo sự chú ý), Interest (Tạo sự thích thú), Desire (Kích thích nhu cầu) và Action (kêu gọi hành động) đã mang lại thành công lớn cho Biti’s.

Chiến lược marketing truyền thông AIDA của Biti's

Chiến lược marketing truyền thông AIDA của Biti’s

Tạo niềm tin

Chiến lược marketing “tạo niềm tin” của Colgate đã giúp họ trở thành thương hiệu cung cấp sản phẩm kem đánh răng hàng đầu và đáng tin nhất thế giới. Họ thực hiện nó bằng cách cung cấp những video và thông tin có liên quan đến vệ sinh răng miệng và đưa ra giải pháp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả bằng chính sản phẩm của họ. Chính bằng những kiến thức hữu ích này đã chứng minh được lợi ích của sản phẩm đối với người tiêu dùng.

Tạo tin đồn

Apple từ lâu đã không cần phải bỏ ra quá nhiều chi phí để quảng bá sản phẩm nhờ chiến lược marketing “tạo tin đồn” vô cùng nổi tiếng của mình. Bởi giới truyền thông đặc biệt yêu thích Apple. Mặc dù Apple chưa đưa ra bất kỳ thông tin nào về sản phẩm mới nhưng giới truyền thông đã thi nhau đồn thổi về “siêu phẩm” của Apple. Điều này giúp họ có thể kích thích được sự sốt sắng và mong chờ sản phẩm mới từ khách hàng.

Như vậy, bài viết này đã giúp bạn hiểu được chiến lược marketing là gì cũng như những thông tin có liên quan như lợi ích, các chiến lược cũng như cách xây dựng chiến lược marketing hiệu quả. Hy vọng, bạn thấy những kiến thức này hữu ích và nhận được sự thành công như các thương hiệu nổi tiếng.

Published On: Tháng mười 23rd, 2023 / Categories: Digital Marketing /

Categories

Announcements

Content Marketing

eCommerce

Popular Articles

WordPress Ecommerce Plugins: Which One is Right for Your Business?

How To Create Recent Sales Notification Popup (the Easy Way)

How to Show ClickFunnels Conversion Alerts on Your Site

11 Best Popup FOMO Examples to Boost Your Conversions

CHIA SẺ BẠN ĐỌC

KINH NGHIỆM & KIẾN THỨC

Hãy cùng chúng tôi trãi nghiệm những kiến thức & kinh nghiệm mới nhất về Marketing & Vận Hành Doanh Nghiệp

15/06/2024

Bài viết: 951478801718426728

Bài viết: 951478801718426728

Hướng dẫn chi tiết cách thiết kế website HTML 

23/12/2023

Bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách thiết kế website HTML 

Bài viết: Hướng dẫn chi tiết cách thiết kế website HTML 

Tổng hợp các công cụ thiết kế website phổ biến nhất 2023

22/12/2023

Bài viết: Tổng hợp các công cụ thiết kế website phổ biến nhất 2023

Bài viết: Tổng hợp các công cụ thiết kế website phổ biến nhất 2023

Cách phối màu chuẩn nhất khi thiết kế website

21/12/2023

Bài viết: Cách phối màu chuẩn nhất khi thiết kế website 

Bài viết: Cách phối màu chuẩn nhất khi thiết kế website 

20/12/2023

Bài viết: 7 xu hướng thiết kế Layout cho Website hiện đại 2023

Bài viết: 7 xu hướng thiết kế Layout cho Website hiện đại 2023

Top 10 phần mềm thiết kế website free chuyên nghiệp nhất 2023

19/12/2023

Bài viết: Top 10 phần mềm thiết kế website free chuyên nghiệp nhất 2023

Bài viết: Top 10 phần mềm thiết kế website free chuyên nghiệp nhất 2023

Giá thiết kế website là bao nhiêu? Bao gồm những chi phí gì?

18/12/2023

Bài viết: Giá thiết kế website là bao nhiêu? Bao gồm những chi phí gì?

Bài viết: Giá thiết kế website là bao nhiêu? Bao gồm những chi phí gì?

Vira - dịch vụ thiết kế website trọn gói chuyên nghiệp

16/12/2023

Bài viết: Vira – dịch vụ thiết kế website trọn gói chuyên nghiệp

Bài viết: Vira – dịch vụ thiết kế website trọn gói chuyên nghiệp

Làm thế nào để chọn đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín?

16/12/2023

Bài viết: Test

Bài viết: Test

Làm thế nào để chọn đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín?

13/12/2023

Bài viết: Làm thế nào để chọn đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín?

Bài viết: Làm thế nào để chọn đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp, uy tín?